Nhân viên ngành Tài chính - Ngân hàng nhận được mức lương trung bình 15-20 triệu mỗi tháng. Làm sao để có con số mơ ước này khi mới ra trường? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành “trụ cột” kinh tế này.
1. Bức tranh chung về ngành Tài chính - Ngân hàng
Có tên tiếng Anh là Finance and Banking, ngành Tài chính - Ngân hàng là lĩnh vực khá rộng, bao quát nhiều hoạt động liên quan đến tiền tệ, kinh doanh qua các dịch vụ ngân hàng, công cụ tài chính.
Cụ thể, ngành Tài chính - Ngân hàng được chia thành nhiều hướng đi nhỏ hơn như Ngân hàng, Tài chính doanh nghiệp, Tài chính bảo hiểm, Phân tích tài chính - chứng khoán...
Trên cả nước hiện nay có 151 tổ chức tín dụng, 32 quỹ đầu tư, hơn 100 công ty chứng khoán, 50 ngân hàng (ngân hàng nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, ngân hàng nước ngoài…) *Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước năm 2020.
Sự bề thế của các ngân hàng Vietcombank, Sacombank, ACB, BIDV… và tầm ảnh hưởng của ngành Tài chính ngân hàng lên các ngành nghề khác đã thu hút hơn 300 nghìn nhân sự làm việc trong lĩnh vực này.
Ngành Tài chính - Ngân hàng được nhiều sinh viên chọn theo học bởi mức lương cao, trung bình từ 10-15 triệu/tháng.
Ngành Tài chính ngân hàng giữ vai trò “trụ cột” trong nền kinh tế, dự báo đến năm 2025, nhu cầu nhân sự sẽ tiếp tục tăng 20% mỗi năm.
Vậy, ngành có quy mô hoạt động như thế nào; làm sao để dấn thân vào môi trường làm việc chuyên nghiệp và có bước thăng tiến nhanh chóng?
2. Nhận diện Top 7 vị trí việc làm phổ biến ngành Tài chính - Ngân hàng
Chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng rất rộng và có nhu cầu nhân lực giỏi chuyên môn cao. Tuy nhiên, học ngành Tài chính - Ngân hàng ra làm gì vẫn còn là điều khá mơ hồ với nhiều bạn trẻ. Cùng tham khảo một số vị trí công việc dưới đây để có định hướng trước khi xin việc nhé:
Chuyên viên phân tích tài chính/tư vấn tài chính cá nhân: Vận dụng kiến thức về kinh tế, đầu tư, luật thuế, bảo hiểm… thu thập báo cáo, số liệu tài chính nhằm đưa ra gợi ý giúp khách hàng quyết định nên đầu tư vào đâu, lĩnh vực nào là đúng đắn.
Nhân viên tại các ngân hàng: Làm việc tại các phòng giao dịch, chịu trách nhiệm thủ tục giấy tờ...
Nhân viên quản lý rủi ro: Làm việc tại các ngân hàng; có trách nhiệm phân tích và dự báo các nguy cơ có thể gặp phải khi đầu tư, giao dịch...nhằm biến rủi ro thành cơ hội thành công.
Chuyên viên thanh toán quốc tế: Hỗ trợ các giao dịch quốc tế như chuyển tiền, thanh toán các khoản thu chi tại nước ngoài cho bên thứ ba…
Nhân viên kinh doanh: Tiếp thị bán hàng, chăm sóc khách hàng tiềm năng
Nhân viên kiểm toán nội bộ: Phát hiện sai sót trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; tư vấn và đưa ra lời khuyên định hướng cho lãnh đạo.
Nhân viên tín dụng: Tư vấn cho khách hàng các khoản vay, đánh giá tiềm năng vay vốn và thực hiện các hợp đồng giao dịch
Sinh viên học ngành Tài chính - Ngân hàng được trang bị kiến thức về chứng khoán, tiền ảo, đầu tư...bên cạnh chương trình học chính thức.
3. Học ngành Tài chính - Ngân hàng ở đâu?
Đi đầu trong lĩnh vực đào tạo về Kinh doanh quản lý, bài phổm n hiện là một trong những trường dạy ngành Tài chính - Ngân hàng tại TPHCM tốt nhất.
Khung chương trình được thiết kế tối giản lý thuyết, tăng thời lượng thực hành lên tới 70% giúp sinh viên trang bị nhiều kiến thức thực tiễn sau khi kết thúc các học phần:
- Kiến thức cơ bản về kinh tế học, marketing, tài chính tiền tệ, luật thương mại…
- Kiến thức nâng cao về tiền tệ - ngân hàng và thị trường chứng khoán
- Huấn luyện kỹ năng nghề nghiệp để sinh viên dễ dàng có cơ hội làm việc tại các ngân hàng (vị trí cán bộ tín dụng, nhân viên kinh doanh ngoại tệ…)
- Kiến thức chung để thiết lập hệ thống quản lý tài chính trong doanh nghiệp
- Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp - Đề xuất giải pháp tài chính phù hợp
Bên cạnh đó, học ngành Tài chính - Ngân hàng tại bài phổm n còn giúp sinh viên rèn luyện nhiều kỹ năng mềm như:
- Giao tiếp ứng xử và tạo lập mối quan hệ
- Làm việc nhóm và thuyết trình
- Tổ chức sự kiện và giải quyết vấn đề hiệu quả
- Quản lý thời gian
- Tự nghiên cứu tài liệu