Đã bao giờ bạn nghe nói “”, “”. Nhưng liệu bạn có phù hợp với nghề lập trình? Nếu có 7 dấu hiệu sau thì bạn nên suy nghĩ lại nha.
1. Bạn không giải quyết được các vấn đề logic
Nỗi ám ảnh tư duy logic khi không phù hợp với nghề lập trình
Không đòi hỏi bạn phải là một thiên tài về toán học thì mới học được lập trình. Để trở thành một lập trình viên, tất nhiên bạn phải biết các môn toán cao cấp. Nhưng chưa biết chút xíu nào về những môn này, cũng không đẩy bạn vào thế khó. Điều quan trọng ở đây là bạn cần nắm bắt được cách giải quyết các vấn đề bằng tư duy thuật toán.
Việc bạn hứng thú với các trò giải đố, có óc tò mò về việc tại sao những chương trình này lại hoạt động theo nguyên tắc của chúng sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc vượt qua những khó khăn ban đầu khi học lập trình. Còn không thì nó sẽ là nỗi ám ảnh hàng ngày của bạn.
Những câu đố càng phức tạp, những bài toán càng khó giải thì thường sẽ đi kèm với những phần thưởng càng hậu hĩnh và những sự thỏa mãn tột độ.
2. Bạn yếu tư duy sáng tạo
Dù phát triển trên nền tảng tư duy logic, ngành lập trình cũng đòi hỏi rất nhiều những sự mới mẻ và mang trong mình hơi hướng của nghệ thuật sáng tạo. Việc sử dụng những ngôn ngữ lập trình mới, framework mới, hay cơ sở dữ liệu mới có thể được ví như những bài hát trở nên mới lạ khi được hòa âm phối khí lại.
Nếu bạn nghĩ chỉ có một cách để làm một món ăn ngon, thì chắc hẳn đã không có những đầu bếp với món ăn mang dấu ấn của riêng họ. Cũng sẽ chẳng có những kiệt tác về kiến trúc nếu lối mòn tư duy là sức ì kéo lại khả năng sáng tạo của các kiến trúc sư.
Và cũng tương tự thế, sẽ chẳng có một cách duy nhất để viết một đoạn code có hiệu quả tối đa. Với sự sáng tạo trong tư duy giải quyết các thuật toán khác nhau, những phép thử mang tính đột phá chính là tiền đề để theo đuổi nghề lập trình.
3. Bạn không thích tự học
Đối với đa số ngành nghề, việc học nghề khá nhanh và áp dụng những kiến thức vào trong công việc mang tính lâu dài. Thì riêng công nghệ, đòi hỏi bạn phải đối mặt với áp lực công nghệ thay đổi liên tục. Những kiến thức công nghệ bạn học được trong 4 năm ở Đại học sẽ nhanh chóng trở thành lỗi thời nếu bạn không chạy kịp với những công nghệ mới, những ngôn ngữ mới hoặc với những công cụ giải quyết vấn đề mới.
Ngành lập trình đòi hỏi khả năng tự học của bạn rất cao thông qua việc thường xuyên theo dõi cập nhật của những ông lớn công nghệ, giao lưu và học hỏi kinh nghiệm của những đàn anh đi trước. Với sự phổ biến rộng rãi của internet ngày nay, việc tiếp cận những kiến thức mới không quá khó khăn, điều quan trọng là bạn phải có động lực bản thân để tự học.
4. Bạn không thích nghiên cứu tìm tòi cái mới
Nếu như ở giảng đường, bạn được học về ngôn ngữ lập trình Java, nhưng khi đi làm bạn được giao việc triển khai dự án ngôn ngữ Python. Hay khi những giải pháp phần mềm bạn biết không giải quyết được câu chuyện tối ưu hóa của dự án mới. Bạn sẽ làm gì trong những tình huống như này? Nếu bạn thiếu đi sự hứng thú với những kiến thức mới, sẵn sàng mày mò nghiên cứu những công nghệ mới, chắc chắn bạn sẽ không phù hợp với nghề lập trình này đâu.
Bạn cần phải theo đuổi triết lý học tập suốt đời để đáp ứng được những đòi hỏi về công việc và những thay đổi nhanh của công nghệ.
5. Bạn thích làm giờ hành chính 8 tiếng/ ngày
Bạn sẽ thấy phần lớn các công ty IT tại Việt Nam sẽ chuyên về gia công phần mềm hoặc là các công ty startup công nghệ. Khi làm việc cho những công ty này, làm việc nhóm trong giờ hành chính là chuyện đương nhiên song song với việc phải cày cuốc một mình chạy theo deadlines của các dự án mới, mà thường xuyên phải làm ngoài giờ hoặc vào buổi tối.
Để thành công và có chỗ đứng trong nghề lập trình, bạn phải đánh đổi khá nhiều về thời gian, sức khỏe. Việc mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống của dân lập trình là một chuyện quá bình thường. Những triệu chứng rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, ngủ ít dẫn đến tình trạng stress cũng là chuyện thường xuyên gặp phải.
Lập trình đòi hỏi phải có một tình yêu thực sự với nó và những thành tựu mà bạn gặt hái được sẽ cực kỳ thỏa đáng sau này.
6. Bạn thiếu kiên nhẫn
Giảng viên bài phổm hỗ trợ sinh viên giải thuật toán
Lập trình là công việc tạo ra ứng dụng, chương trình thực thi trên thiết bị và những tiện ích khác phục vụ cho cuộc sống hiện đại. Trong quá trình để tạo ra những sản phẩm mới như vậy, bạn sẽ gặp không ít khó khăn và phải tốn hàng giờ thậm chí hàng tháng để sửa lỗi và chỉnh sửa. Bạn phải là một bậc thầy trong việc giữ kiên nhẫn khi giải quyết các câu đố đầy thách thức của cuộc sống.
Thực chất ra thì làm việc gì cũng đòi hỏi sự kiên nhẫn bạn ạ. Bạn sẽ chẳng là một bác sĩ giỏi nếu bạn không kiên trì mài giũa kiến thức và chịu khó học hỏi kinh nghiệm chữa bệnh thực tế từ các bác sĩ lâu năm. Nhưng đối với nghề lập trình, sự kiên nhẫn tìm tòi, thử đi thử lại nhiều phép toán là một thách thức thậm chí đối với người theo nghề lâu năm.
7. Bạn chỉ ham muốn kiếm tiền
Mức lương trung bình của sinh viên ngành lập trình mới tốt nghiệp ra trường rơi vào khoảng 7-10 triệu. Nếu so với một bạn chạy xe ôm công nghệ, chẳng học hành, chẳng tốn 4 năm mài dùi kinh sử thì nhiều khi cũng chẳng bằng.
Áp lực khi xin việc trong ngành lập trình cũng căng lắm. Quy trình tuyển dụng thì gồm 2 đến 3 bước test kỹ năng rùi phỏng vấn trực tiếp. Đến khi làm việc thì gặp phải sự đố kỵ của những “ma cũ”. Nhưng chỉ cần kiên trì với nghề, chịu khó học hỏi, tìm tòi về những công nghệ mới, việc kiếm lương ngàn đô là không khó. Ngược lại thì chắc chỉ mong trúng số cho mau giàu.
Nói tóm lại, bạn có phù hợp với nghề lập trình không? Hay niềm đam mê lập trình của bạn có đủ lớn để bạn sẵn sàng thay đổi bản thân để theo đuổi nghề lập trình. Bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đặt bút viết nguyện vọng học ngành lập trình nha. Bạn có thể làm một bài trắc nghiệm khoảng 5 phút sau đây để xem bạn phù hợp với ngành nào nhé.
Hoặc có thể đăng ký tư vấn ngành nghề với các thầy cô chuyên ngành lập trình máy tính của bài phổm .
Hoàng Nguyễn
Bài viết liên quan:
bài phổm
- Địa chỉ:
- Hotline: 0968 253 307
- Website: mogilew.com
- Fanpage: